Áp xe vú là gì? Mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị

0
47634
áp xe vú là gì

Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Không chỉ gây đau và tức ở ngực, áp-xe ngực có thể gây nên sốt, nghiêm trọng hơn là dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác vì vậy người bệnh không nên chủ quan. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp Áp xe vú là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị áp xe vú như thế nào?

áp xe vú là gì

Áp xe vú và cách điều trị

1.Áp xe vú là gì?

Áp xe vú là bệnh lý khá phổ biến, gặp nhiều nhất ở phụ nữ cho con bú vì sữa mẹ có thể gây nứt núm vú tạo điều kiện cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vú.

Áp xe vú cũng có thể xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực lớn hoặc người ít vệ sinh cá nhân.Trong trường hợp hiếm gặp, viêm vú và áp xe vú có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, áp xe vú phổ biến nhất là do nhiễm trùng vi khuẩn

 

Áp xe vú

Áp xe vú do tắc sữa là gì:

Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú; dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài. Trong trường hợp trên dòng chảy vì một lý do nào đó mà lòng ống dẫn hẹp, hoặc bít lại, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết.

Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác và tạo ra các vòng xoắn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Ngoài ra, có những trường hợp sau khi sinh, bà mẹ không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh; không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú; hoặc cũng có thể do mẹ bị cảm lạnh nên sữa khó lưu thông. Sữa là môi trường giàu chất dinh dưỡng nên sau khi tắc sữa, vi khuẩn phát triển rất nhanh và hoá mủ

2.Áp xe vú có nguy hiểm không

Nếu một áp xe vú không được phát hiện, điều trị tích cực, triệt để sẽ tạo thành khối viêm mãn, dễ tái phát. Các tuyến sữa bị tổn tương không còn chức năng tiết sữa nữa; thậm chí, nó có thể dẫn đến hoại tử

Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí biến chứng đe doạ tính mạng, chẳng hạn như: Nhiễm trùng huyết, suy thận và có thể tử vong

3.Nguyên nhân gây nên áp xe vú là gì?

Hai loại vi khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên bệnh áp xe vú. Ngoài ra các nguyên nhân khác như vi khuẩn kỵ khí, trực khuẩn thương hàn và tắc nghẽn ống dẫn ở núm vú do sẹo cũng có thể gây nên áp xe vú

nguyên nhân gây áp xe vú

Nguyên nhân gây áp xe vú

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc áp xe vú:

-Áp xe vú có nguy cơ xuất hiện nếu người mẹ đang cho con bú

-Cho bú không đúng cách

-Cho bú không đủ số lần, không đủ thời gian khiến sữa tích tụ lại trong vú

-Mặc áo ngực chật

-Núm vú bị trầy xước

-Tắc ống dẫn sữa

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

4.Các dấu hiệu và biểu hiện khi bị áp xe vú

Dấu hiệu bệnh phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn bệnh.

-Ở giai đoạn viêm: bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Đau nhức ở sâu trong tuyến vú, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Vú bị viêm sưng to, mật độ chắc, hạch ở nách cùng bên sưng to và đau. Vùng da trên ổ viêm bình thường nếu ổ viêm ở sâu trong tuyến hoặc nóng, đỏ, phù nề nếu ổ viêm nằm ngay dưới da hay trên bề mặt của tuyến.

-Giai đoạn tạo thành áp xe: có một hay nhiều ổ áp-xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Lúc này, mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, da xanh, vùng da trên ổ áp-xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím.

-Trường hợp ổ ápxe nằm ở sâu: da vẫn có thể bình thường. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong. Nếu ổ áp-xe thông với các ống dẫn sữa, có thể thấy sữa lẫn mủ chảy ra ở đầu núm vú. Chọc ổ áp-xe có thể hút được mủ.

Nếu áp-xe vú mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mãn tính.

-Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.

5.Áp xe vú sau mang thai và khi cho con bú

Áp xe vú có cho con bú được không?

Áp xe vú có cho con bú được không?

Phụ nữ bị áp xe vú cho con bú có thể cảm nhận sự xuất hiện của những cục cứng bên trong vú. Tại thời điểm phát hiện, các bác sĩ khuyên người mẹ nên ngưng cho con bú. Trẻ bú tại bên vú bị áp xe của mẹ có thể bú phải phần sữa lẫn dịch mủ, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh.

Thông thường, triệu chứng áp xe vú sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thời điểm này, nhiều bà mẹ sẽ tạm ngừng việc cho con bú đến khi khỏi các triệu chứng áp xe vú và nhiễm trùng. Dựa vào tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ quyết định sử dụng thuốc nội khoa hoặc thủ thuật chích, rạch áp xe vú để hút dịch mủ ứ đọng bên trong.

Phụ nữ sau sinh nuôi con bú bị áp xe vú cần được được nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng phù hợp để vết thương nhanh lành

Lời khuyên từ bác sĩ:

Phụ nữ muốn tránh áp xe vú trong thời kỳ cho bú cần áp dụng các biện pháp sau đây

-Giữ gìn vệ sinh tốt vùng vú và núm vú trước và sau khi cho con bú. Tránh làm xây sát, rạn nứt đầu núm vú khi cho con bú.

-Khi con bú mà ngủ quên, nếu bà mẹ giật núm vú ra rất dễ bị răng của con đang ngậm núm vú gây trầy xước. Tránh tình huống này bằng cách: bà mẹ nên tập cho con bú no, uống nước súc miệng rồi mới ngủ.

-Nên cho con bú hết từng bệnh vú, nếu trẻ bú chưa hết thì vắt sữa ra, tránh ứ đọng sữa, tắc sữa dễ bị áp-xe. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ dinh dưỡng; tránh thức khuya, lao động vừa sức

6.Mẹo chữa áp xe vú?
Trên mạng hay trên các diễn đàn thường có nhiều thông tin về các mẹo, các cách dân gian để chữa áp xe vú. Các cách này chưa được kiểm chứng thậm chí khiến nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gia tăng do đó bạn không nên áp dụng những cách này

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng không đáng có

7.Khi nào cần gặp bác sĩ

Để cẩn thận và chẩn đoán đúng giai đoạn bệnh nhất bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

-Có vết đỏ, sưng hay bị đau vùng ngực;

-Núm vú bị tụt vào trong hay có dịch chảy ra từ núm vú;

-Bạn cảm thấy đau khi cho con bú

Hãy nhanh chóng đi khám nếu bạn có bất kỳ trong số các dấu hiệu trên. Chẩn đoán sớm và điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp bạn tránh thực hiện phẫu thuật sau này

bác sĩ vũ hảiBạn có thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ từ xa. Liên hệ bác sĩ Vũ Hải – chuyên khoa ngoại bệnh viện K

0903275703 – Bác sĩ VŨ HẢI

8.Điều trị áp xe vú thế nào?

Cách điều trị áp xe vú

Nếu áp xe vú được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa lành bằng kháng sinh mà không cần phẫu thuật. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sau này, người bệnh sẽ cần phải chích rạch và dẫn mủ trong ổ áp xe ra ngoài

Tuy nhiên,

Khi đã tạo thành áp-xe tuyến vú, cần phải chích rạch, tháo mủ

Những ổ áp xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp xe.  Dùng ngón tay đeo găng vô khuẩn đưa vào ổ mủ để phá hết các vách xơ

Cần bơm rửa ổ áp xe hàng ngày qua ống dẫn lưu bằng dung dịch sát khuẩn kết hợp với dùng kháng sinh toàn thân. Rửa ổ áp xe hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn để tạo điều kiện cho sự liền sẹo của ổ áp xe.

Vì áp xe vú đa số do tụ cầu và liên cầu gây bệnh, mà 2 loại vi khuẩn này lại có khả năng kháng thuốc rất mạnh nên bác sĩ thường lấy mủ làm kháng sinh đồ để lựa chọn dùng kháng sinh có hiệu lực tốt nhất diệt vi khuẩn.

9.Lời khuyên của bác sĩ
Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình bằng một số cách sau:

  • Gi li sng lành mnh: Bạn nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong quá trình điều trị;
  • Luôn gi v sinh cá nhân: thường xuyên vệ sinh cá nhân, giữ cơ thể sạch sẽ
  • Ngưng cho con bú: Nếu bạn là bà mẹ đang cho con bú, hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng vú, nhất là đầu vú. Tốt nhất bạn nên dừng cho con bú bên vú bị bệnh cho đến khi lành bệnh hoàn toàn.

10.Khám áp xe vú ở đâu tốt

Bên cạnh tuyến bệnh viện, các phòng khám chuyên khoa ngoại như Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Ung Bướu 311 Tây Sơn là một trong những lựa chọn cho bạn

Với bác sĩ giàu kinh nghiệm, hạn chế đau, và nhanh phục hồi với mức chi phí hợp lý, phù hợp với mọi đối tượng bệnh nhân

Bác sĩ Vũ Hải Bệnh viện KƯu điểm tại Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Ung Bướu 311 Tây Sơn:

-Phẫu thuật trực tiếp bởi TS-BS Vũ Hải: Với trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm phẫu thuật tại Bệnh Viên K trung ương, sẽ giúp bệnh nhân xử lý khối áp xe tuyến vú  triệt để, hạn chế tái phát.

-Phẫu thuật tại hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều: Đảm bảo an toàn cho người bệnh, chánh nhiễm khuẩn chéo.

-Sắp xếp lịch mổ nhanh chóng: bệnh nhân được thăm khám và sắp xếp lịch mổ theo yêu cầu

-Chi phí hợp lý: Chi phí hợp lý, nhằm tạo điều kiện tối đa giúp bệnh nhân tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh

Nếu nhận thấy những dấu hiệu về bệnh đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị sớm và triệt để nhất. Tránh tình trang kéo dài dẫn đến khó chữa trị sau này

Để biết thêm thông tin, đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn về chứng bệnh này, hãy liên hệ với bác sĩ Vũ Hải để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tốt nhất

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here