U Nang Ụ Ngồi Là Bệnh Gì? Điều Trị Viêm U Nang Ụ Ngồi

0
6562

U nang ụ ngồi hay còn gọi là u nang bao hoạt dịch vùng ụ ngồi, không phải hiếm gặp nhưng lại rất ít người biết và để ý đến. Thường được biết đến như một khối u vùng mông. Vậy u nang ụ ngồi là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào? Cùng nghe chia sẻ cuả bác sĩ qua bài viết dưới đây

U nang ụ ngồi là bệnh gì

U nang ụ ngồi là bệnh gì?

I. U nang ụ ngồi là gì? Nguyên nhân do đâu

1. U nang ụ ngồi là gì?

U nang ụ ngồi là nang chứa dịch nằm giữa cơ mông lớn và ụ ngồi. Có thể là một nang chứa dịch hoặc nang dịch có vách ngăn tạo thàng các nang dịch nhỏ.

U nang ụ ngồi

U nang ụ ngồi

2. Nguyên nhân gây ra u nang ụ ngồi

-Nguyên nhân hình thành nang ụ ngồi có liên quan đến các tác động trực tiếp lên vùng này, có thể do chấn thương vùng mông do ngã đụng dập mông, vận động thường xuyên và quá mức như: Cưỡi ngựa, đạp xe đường dài, chạy hay leo núi…

-Ngồi quá lâu trên bề mặt cứng

-Sự lão hóa xương khớp do tuổi tác

3. Nguyên nhân gây viêm nang ụ ngồi

Bao hoạt dịch vùng ụ ngồi dễ bị tổn thương gây viêm từ các chấn thương cấp tính tác động trực tiếp như: Ngồi lâu, ngã tiếp đất bằng mông. Hoặc vi chấn thương lặp đi lặp lại lâu dần gây viêm.

Biến chứng từ các bệnh xương khớp khác như gút, viêm khớp, tiểu đường

II. U nang ụ ngồi có biểu hiện như thế nào?

1. Biểu hiện của u nang ụ ngồi

Biểu hiện bên ngoài da đó là, hình thành một khối lồi lên trên bề mặt da khu vực ụ ngồi, sờ nắn mềm không di động

Đôi khi bệnh nhân thường cảm giác đau tức khi đứng lên ngồi xuống hoặc nằm đè lên khối tạo ra khi hiện tượng chèn ép thần kinh. Hoặc đau tức xung quang khu vực khối u.

Đối với nang ụ ngồi trong tình trạng viêm, bệnh nhân thường xuyên kêu đau ở phần dưới của mông khu trú vùng ụ ngồi, đôi khi đau nhói khi đột ngột duỗi thẳng và uốn cong hông, kết hợp với hạn chế vận động chi dưới động tác gập duỗi, thường đau lan tới các cơ vùng đùi sau, nó có thể dẫn tới viêm gân.

Tham khảo: U nang bao hoạt dịch khớp gối

2. Biến chứng của viêm u nang ụ ngồi

Nếu tình trạng nang bao hoạt dịch được can thiệp kịp thời, sẽ không thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, biến chứng và ngược lại, nếu như chủ quan do nghĩ khối lành tính hay không gây đau, thì thường dẫn tới những biến chứng khá nghiêm trọng tại khớp và vận động.

Một số biến chứng như:

  • Hạn chế vận động: Sự chèn ép cũng như tình trạng viêm khiến cho người bệnh khó khăn khi đi lại, ngồi, nằm…
  • Đau đớn
  • Nhiễm trùng tại khớp
  • Tràn dịch khớp
  • Tồn thương cơ gân lân cận
  • Viêm bao hoạt dịch xương ụ ngồi mãn tính có thể xuất hiện vôi hóa.

III. Phương pháp chẩn đoán và điều trị u nang ụ ngồi

1. Chẩn đoán

+Khám lâm sàng: Khối u vùng ụ ngồi, mềm, không di động, không thay đổi kích thước trong thời gian dài.

+Nang ụ ngôì khi viêm: Viêm đỏ đau nhức, giảm cả vận động chủ động và thụ động

U nang ụ ngồi gây đau nhức, giảm vận động
                U nang ụ ngồi gây đau nhức, giảm vận động

+Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu khi khối viêm cho tấy tình trạng nhiễm trùng.

+Siêu âm tại vùng để xác định nang dịch

+X- quang thường quy hông có thể cho thấy vôi hoá bao hoạt dịch và các cấu trúc lân cận

+Chụp cộng hưởng từ cho biết tình trạng viêm dày màng hoạt dịch

2. Chẩn đoán phân biệt

-Chẩn đoán phân biệt với các khối u phần mềm khác như: U bã đậu, u mỡ, u máu…

-Bệnh lý chủ yếu của hông như: Đau thần kinh tọa…

-Viêm màng hoạt dịch nhiễm trùng Lao khớp

-Viêm khớp tinh thể Viêm khớp dạng thấp

3. Điều trị u nang ụ ngồi

Tùy theo tình trạng của khối nang dịch, mà Bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân phác đồ điều trị khác nhau. Do sự khác biệt giữa khối nang thông thường hay viêm nhiễm, kích thước của khối nang, nguyên nhân gây ra nang dịch. Vì vậy quan trọng nhất vẫn là được sự thăm khám trực tiếp của Bác sĩ để có thể đánh giá sát nhất tìn trạng bệnh.

*Một số phương pháp được bác sĩ áp dụng

  • Đối với nang dịch ụ ngồi:

-Chọc hút dịch: Nếu nang bị đau hay hạn chế vận động, do kích thước lớn thì có thể chọc hút dịch trong nang ra. Tuy nhiên tỉ lệ tái phát cao Vì thế giải pháp phẫu thuật sẽ được xem xét.

-Phẫu thuật: Phẫu thuật tháo dịch, cắt bao hoạt dịch trong trường hợp tái phát thường xuyên, không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

  • Đối với nang ụ ngồi viêm:

-Điều trị giai đoạn đầu là điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm nhóm không steroid.

-Tiêm glucocorticoid tại chỗ ở những bệnh nhân không đáp ứng với, kháng viêm nhóm không steroid.

-Phẫu thuật trích nang dịch:

+Cắt trọn nang đến sát ụ ngồi

+Làm sạch vết mổ bằng oxy già và dung dịch betadine

+Đặt một drain kiểu redon vào đáy vết mổ sát ụ ngồi để dẫn lưu dịch

+Khâu vết mổ và Băng vết thương

+Theo dõi sát đối với vết thương nhiễm khuẩn

Tiến sĩ - Bác sĩ Vũ Hải phẫu thuật u nang ụ ngồi

Tiến sĩ – Bác sĩ Vũ Hải phẫu thuật u nang ụ ngồi

IV. Lời khuyên của bác sĩ

-Tránh cử động mạnh hoặc lặp lại một động tác trong thời gian dài. Bạn nên thay đổi tư thế và các động tác làm việc thường xuyên. Sẽ làm giảm được nguy cơ gây tổn thương bao hoạt dịch.

-Phòng ngừa và điều trị triệt để bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gai xương…

-Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, protein. Bởi chúng sẽ giúp xương của bạn khỏe mạnh hơn, làm giảm được nguy cơ mắc bệnh.

-Siêng vận động, tập luyện thể dục thể thao. Không chỉ làm cho cơ thể thoải mái, nó còn giúp các cơ xương khớp được khỏe mạnh hơn. Nguy cơ bị các bệnh về xương khớp cũng sẽ được giảm bớt

Để biết thêm thông tin, đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn về chứng bệnh này, hãy liên hệ với bác sĩ Vũ Hải để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tốt nhất

Nếu nhận thấy những dấu hiệu về bệnh đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị sớm và triệt để nhất. Tránh tình trang kéo dài dẫn đến khó chữa trị sau này

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here