Ung Thư Tuyến Giáp, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

1
5170
Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có tiên lượng khá tốt. Để có thể nhận biết về bệnh bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây từ Tiến sĩ – bác sĩ chuyên khoa Ung bướu bệnh viện K Hà Nội

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp và cách điều trị

I. Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp có hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò tạo ra hormone kiểm soát sự trao đổi chất. Tế bào ở tuyến giáp được gọi là tế bào nang và tế bào cận nang

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở tuyến giáp

Theo thống kê thì ung thư tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới

  • Phân loại ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp chia làm 5 dạng:

Phân loạị ung thư tuyến giáp

Các thể bệnh Ung thư tuyến giáp

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú

Đây là loại phổ biến nhất trong các dạng ung thư tuyến giáp, chiếm từ 70-80% trong tổng số các trường hợp. Xuất hiện nhiều trên những người trẻ, có tiên lượng tốt. Tiến triển chậm , Ung thư tuyến giáp thể nhú thường bắt đầu trong các tế bào nang, và thường chỉ tìm thấy ở 1 thùy tuyến giáp.

  • Ung thư tuyến giáp thể nang

Đây là loại ung thư tuyến giáp phổ biến thứ 2, chiếm từ 10-15%. Loại ung thư tuyến giáp này thường được tìm thấy ở những người không cung cấp đủ iốt từ thực phẩm và thường xuất hiện ở người lớn tuổi.

  • Ung thư tuyến giáp thể tủy

Đây là loại ít gặp hơn,bắt đầu từ tế bào cận nang  chỉ chiếm từ 5-10%, liên quan đến di truyền trong gia đình và các vấn đề nội tiết. Ung thư tuyến giáp thể tủy thường được chẩn đoán muộn hơn.

  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa

Loại ung thư này hiếm gặp, chiếm tỷ lệ dưới 2% nhưng lại là thể ác tính nhất, thường được chẩn đoán muộn khi ung thư đã lan đến cổ và các bộ phận khác của cơ thể. Dạng ung thư này cũng tiến triển rất nhanh, đáp ứng kém với điều trị và gây tử vong nhiều nhất trong các loại ung thư tuyến giáp.

  • Ung thư tuyến giáp thể lympho: Là loại rất hiếm gặp

II. Nguyên nhân của ung thư tuyến giáp

Một số nguyên nhân gây nên ung thư tuyến giáp có thể kể đến như:

  • Rối loạn hệ miễn dịch:

Hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây hại từ môi trường sống

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng này bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể trong đó có tuyến giáp

Việc suy giảm hệ miễn dịch không chỉ là nguyên nhân bệnh ung thư tuyến giáp mà còn gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác

  • Nhiễm phóng xạ:

Tuyến giáp bị ảnh hưởng do cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, chiếu tia

  • Yếu tố di truyền:

Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh

  • Yếu tố tuổi tác, thay đổi hormone:

Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới

Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hormone ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư

  • Do mắc bệnh tuyến giáp:

Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc:

Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp

  • Các nguyên nhân khác:

Bị thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…

III. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Đối với bệnh nhân thường xuyên đi thăm khám tổng thể các bộ phận, sẽ thật dễ dàng tìm thấy các bất thường xuất hiện tại tuyến giáp như: bướu đơn thuần, u nang, u hỗn hợp, vôi hóa …

Những bất thường tại tuyến giáp thương không dồn dập mà khá lặng lẽ ngay cả khi xuất hiện ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm cũng không có những triệu chứng lâm sàng điển hình, co thể có một số dấu hiệu có thể cảm nhận như :

-Xuất hiện u giáp trạng, cứng, di chuyển theo nhịp nuốt hoặc u to, cố định trước cổ. Thông thường, khối u lành tính sẽ di chuyển lên xuống khi nuốt, trong khi đó hầu hết các khối u ác tính không di chuyển khi nuốt

-Vùng cổ xuất hiện hạch nhỏ, mềm, di động cùng bên với khối u

-Khàn tiếng: Khối u ung thư có thể lan rộng ra ngoài tuyến giáp làm tổn thương dây thần kinh này và ảnh hưởng tới hộp thanh âm

-Cảm giác nuốt vướng

-Khó thở nếu khối u xâm lấn vào khí quản

-Sưng tuyến bạch huyết và đau cổ

-Da vùng cổ bị thâm nhiễm, sùi loét chảy máu

Bạn nên thăm khám sức khỏe định kì mỗi 6 tháng, nhất là khi có cảm nhận về những triệu chứng như trên, vì bệnh có thể được chữa khỏi nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi phát hiện sớm ung thư tuyến giáp tỷ lệ sống đạt  90 – 97%.

IV . Các giai đoạn ung thư tuyến giáp

Bác sĩ cẫn xác định giai đoạn của bệnh, từ đó cho biết mức độ nghiêm trọng của khối ung thư để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Sự phân chia giai đoạn dựa trên 3 đặc tính:

-Kích thước của khối u

-Sự di căn đến hạch limpho gần đó

-Sự di căn đến các cơ quan xa

Bệnh có thể chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn I:

Khối u nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm và vẫn đang khu trú tại tuyến giáp, chưa lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các tổ chức xung quanh.

  • Giai đoạn II:

Đường kính của các khối u nguyên phát khoảng 2 – 4cm nhưng chưa lan tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan gần đó. Các khối u lúc này đã có thể bắt đầu phát triển bên ngoài tuyến giáp

  • Giai đoạn III:

Các khối u chính có đường kính lớn hơn 4cm, đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp, lan đến các hạch bạch huyết ở cổ và các cơ quan xung quanh.

  • Giai đoạn IV

Các tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn, lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Trong đó:

Giai đoạn IVA: Ung thư giai đoạn này đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp, lây lan xang mô lân cân(các hạch bạch huyết cổ và trên ngực…)

Giai đoạn IVB: Khối u nguyên phát đã phát triển tới thành xương sống hoặc vào gần các mạch máu lớn.

Giai đoạn IVC: Các tế bào ung thư đã di căn lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.

V . Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp

+Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu, giúp định lượng nồng độ Calcitonin trong máu giúp chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư biểu mô dạng tủy. Định lượng T3 và TSH giúp chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến giáp với bệnh bướu cổ.

+Siêu âm màu tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp là sử dụng sóng âm để quan sát hình ảnh tuyến giáp hiển thị trên màn hình. Từ đây bác sĩ có thể quan sát được rõ vị trí và kích thước của các nhân tuyến giáp.

+Phương pháp xạ hình tuyến giáp:

Sử dụng dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium – 99m (Tc99m) để kiểm tra

Bác sĩ sẽ căn cứ vào hình ảnh này để đánh giá các cấu trúc bất thường trong tuyến giáp và tính chất của các khối nhân giáp.

+Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ:

Đây là một phương pháp rất hiệu quả hiện nay trong việc phân biệt các nhân giáp lành tính và ác tính với độ chính xác lên tới 95%

Bác sĩ sẽ gây tê vùng trên cổ, sau đó dùng một cây kim rất nhỏ để chọc vào tuyến giáp lấy ra một số tế bào và dịch trong nhân

Sau đó tiến hành xem xét tế bào dưới kính hiển vi xem chúng có bất thường gì không.

Sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ

Sinh thiết tế bào bằng kim nhỏ

+Siêu âm và chụp cắt lớp:

Phương pháp siêu âm và chụp cắt lớp giúp phân biệt những thương tổn thể rắn với lỏng. Làm rõ thương tổn có kích thước nhỏ (3 – 4mm) trong trường hợp di căn có tính chất chỉ điểm. Xét nghiệm siêu âm và chụp cắt lớp có lợi đối với trường hợp đã bão hòa iot.

VI. Điều trị ung thư tuyến giáp như thế nào?

Thông thường bệnh nhân ung thư tuyến giáp sẽ  được bác sĩ chỉ định một trong những phương pháp điều trị như sau:

1 . Phẫu thuật

Ung thư tuyến giáp thường có thể điều trị bằng phẫu thuật, các kỹ thuật bao gồm:

-Cắt một thùy và eo giáp trạng

-Cắt toàn bộ tuyến giáp

-Một số trường hợp đã di căn hạch cổ, bạn cần được lấy bỏ toàn bộ tổ chức hạch bạch  huyết quanh tuyến giáp.

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp
 Phẫu thuật ung thư tuyến giáp

2  .Iod phóng xạ

Bạn sẽ phải uống một lượng nhỏ iod phóng xạ. Các tế bào tuyến giáp (kể cả lành tính và ác tính) sẽ bắt nguồn phóng xạ này và bị tiêu diệt. Chỉ khi bạn đã được cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì chỉ định điều trị Iod phóng xạ mới được đặt ra.

3. Điều trị hormone

Sau khi cắt toàn bộ tuyến giáp, hoặc sau khi điều trị iod phóng xạ, bạn sẽ phải bổ sung hằng ngày lượng hormone thiếu hụt do tuyến giáp tiết ra.

4 . Xạ trị từ bên ngoài

Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và xạ ngoài là nguồn xạ được đặt ngoài cơ thể. Vai trò của phương pháp này trong điều trị ung thư tuyến giáp còn hạn chế, chỉ sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt.

5 . Hóa chất

Dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này ít có vai trò trong điều trị ung thư tuyến giáp.

6 . Điều trị đích

Thường chỉ tác động đến tế bào ung thư, không diệt các tế bào lành và được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.

VII . Khám, điều trị ung thư tuyến giáp ở đâu tốt ?

Nếu có một trong những dấu hiệu của bệnh lý này bạn có thể đi thăm khám, một số địa điểm uy tín bạn só thể tới như:

+Các cơ sở y tế công lập:

-Khoa nội tiết – đái tháo đường – bệnh viện bạch mai

-Bệnh viện nội tiết trung ương cơ sở 1 và 2

-Bệnh viện k trung ương

-Bệnh viện đại học y

-Bệnh viện quân y 108

+Các cơ sở y tế ngoài công lập:

-Bệnh viện ung bướu Hưng Việt

Là bệnh viện tư nhân chuyên ung bướu đầu tiên tại miền bắc với đội ngũ y , bác sỹ đầu nghành, có thâm niên trong khám và điêu trị ung bướu, ung thư, trang thiết bị tối tân hiện đại, chi phí và dịch vụ hoàn hảo.

Bệnh viện ưng bướu Hưng Việt

Bệnh viện ưng bướu Hưng Việt

 -Bệnh viên Đa khoa Hồng Phát

Là đơn vị cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh được đầu tư hiện đại và đồng bộ. Với chất lượng khám chữa bệnh hàng đầu

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát hội tụ đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành ung bướu có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

VIII . Lời khuyên từ bác sĩ

*Đối với người chưa mắc bệnh:

  • Tránh tiếp xúc với bức xạ, đặc biệt là vùng đầu mặt
  • Duy trì chế độ ăn uống ít chất béo, luyện tập thể thao thường xuyên
  • Cân bằng lượng iod
  • Hiểu rõ các nguy cơ mắc bệnh
  • Kiểm tra tuyến giáp định kì
  • Không sư dụng chất kích thích

*Đối với bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp:

  • Nên khám định kì 3 tháng/lần trong hai năm đầu, 1 năm/lần trong những năm kế tiếp để kiểm tra xem bệnh có quay trở lại hay không.
  • Các xét nghiệm bao gồm: khám lâm sàng, siêu âm tuyến giáp, chụp x quang ngực, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm máu
  • Bạn nên xem xét kĩ các dấu hiệu của bệnh đã được liệt kê ở trên. Nếu bạn có các triệu chứng đó, có thể bệnh đã quay trở lại. Hãy đến khám lại sớm nhất có thể.
  •  Bạn cần chú ý nếu có bất kì tác dụng phụ của thuốc.
  • Ngoài ra, quay lại khám đúng hẹn cũng là điều hết sức quan trọng.

Để biết thêm thông tin, đặt lịch khám hoặc cần được tư vấn về chứng bệnh này, hãy liên hệ với bác sĩ Vũ Hải để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn tốt nhất

Nếu nhận thấy những dấu hiệu về bệnh đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị sớm và triệt để nhất. Tránh tình trang kéo dài dẫn đến khó chữa trị sau này

 

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here