Áp xe vú có cho con bú được không? Cách đề phòng áp xe vú

0
4220

Áp xe vú là nỗi ám ảnh của tất cả các mẹ khi  nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng phải đối mặt với rất hiều nguy cơ tuyến vú như: Áp xe tuyến vú,… vậy khi áp xe vú có cho con bú được không? Để giải đáp câu hỏi điển hình này hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

áp xe vú có cho con bú được không?

Áp xe vú có cho con bú được không?

Áp xe vú có cho con bú được không?

Áp-xe vú thường gặp ở những người đang nuôi con bú, có thể mắc ở một bên hoặc cả hai bên vú. Nguyên nhân là do tắc tuyến sữa và do nhiễm khuẩn tuyến sữa. Vậy áp xe vú có cho con bú được không?

Khi tuyến vú bị áp xe, mẹ không nên cho bé tiếp tục bú, do nhiều tác nhân như: Tắc ống dẫn sữa, nứt, xước đầu núm vú …Khiến vú bị viêm và áp xe, mẹ nên thật cẩn trọng vì lúc này trong sữa có lẫn mủ, khi bé bú sữa đó có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

Nên dùng dụng cụ vắt sữa để loại bỏ lượng sữa thừa và mủ tồn dư trong vú đem bỏ, và Với bầu vú không bị áp xe, mẹ có thể cho bé bú bình thường, mẹ cũng nên phòng tránh nguy cơ áp xe  đối với bên còn lại.

vắt bỏ sữa mẹ có lẫn máu và mủ

Vắt bỏ sữa mẹ có lẫn máu và mủ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ áp xe vú ở mẹ bỉm

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, cần tránh những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ áp xe vú như:

  • Mẹ không cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên.
  • Mẹ không day đều bầu sữa để thông sữa ngay sau sinh.
  • không cho bé bú đủ cữ Khi bé bú xong không vắt bỏ sữa thừa, sữa này đọng lại lâu gây ôi, tắc, ung nhũ.
  • Mẹ không vệ sinh, lau rửa đầu vú sau khi cho bé bú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra viêm tắc tuyến vú.
  • Cho con bú khi núm vú bị trầy xước, xây xát, rướm nứt mà không được vẹ sinh sạch sẽ.
  • Tắc ống dẫn sữa không được thông can thiệp kịp thời.
  • Mặc áo ngực quá chật.
  • Mẹ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý,… cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Nún vú bị nứt cổ gà

Nún vú bị nứt cổ gà

Một số vấn đề tại vú thường gặp ở thời kỳ cho con bú

Đau khi cho bé bú

Căng sữa: Sau sinh, sữa tiết nhiều ở vú dẫn đến hiện tượng căng sữa. Sờ nắn vú thấy căng cứng, cảm giác như nổi cục nhưng sữa vẫn chảy tốt.

Cương tức tuyến vú: Vú quá căng, cương to, căng bóng phù nề, có thể kèm theo sốt. Nặn sữa thấy sữa chảy ra ít. Xảy ra khi sữa ứ lại và các mô phù nề cản lưu thông sữa.

Viêm vú, áp-xe (nung mủ) vú: Kết quả của tình trạng cương tức tuyến vú hoặc tắc sữa mà không xử trí hiệu quả. Vú bị phù nề cứng một vùng, với đủ biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Viêm vú dễ nhầm với cương tức tuyến vú nhưng cương vú thường toàn bộ vú và không thấy dấu hiệu sưng đỏ còn viêm vú thường khu trú ở 1 phần vú.

Áp xe (nung mủ) vú

Áp xe (nung mủ) vú

Áp xe vú và cách đề phòng

Để phòng hiện tượng áp xe vú, mẹ đang cho con bú cần chú ý một số điều sau:

+ Sau khi sinh mẹ nên mát xa nhẹ nhàng bầu vú để ống dẫn sữa thông thoát và  cho con bú càng sớm càng tốt.

+ Vệ sinh núm vú đúng cách và sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

+ Nên cho trẻ bú hết sữa và luân phiên hai bên vú, nếu không, phải vắt hết sữa thừa sau mỗi lần con bú.

+ Nếu có hiện tượng tắc tia sữa, phải điều trị kịp thời để thông ống dẫn sữa.

+ Tránh làm xước hoặc nứt núm vú vì đây là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập làm viêm tuyến sữa.

+ Khi cai sữa con, mẹ nên cai sữa theo phương pháp giảm dần số lượng và số cữ bú.

+tinh thần luôn thoái mái tránh stress.

+mặc áo ngực đủ rộng.

Nếu có một trong những dấu hiệu cảnh báo vú bạn có khối bất thường, kèm theo  hiện tượng viêm, áp xe hãy đến ngay cơ sở y tế tin cậy để được khám và chẩn đoán.

Bác sĩ Vũ Hải Bệnh viện K

 

Phòng Khám Chuyên Khoa Ngoại Ung Bướu 311 Tây Sơn là một trong những địa điểm thăm khám u khối và chẩn đoán sớm ung thư tin cậy cho bạn.

Gọi ngay: 0903275703 để đặt lịch thăm khám và tư vấn trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo bài viết về áp xe vú:

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here